Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Cách làm nước ép cần tây thần dược giảm cân cho phái đẹp



Không chỉ là loại rau dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn, cần tây còn được ví như “cây thuốc quý” đa năng có thể phòng chống nhiều chứng bệnh nguy hiểm, kể cả ung thư. Trong cần tây có lượng canxi, sắt, phốt pho, protid nhiều gấp đôi so với các loại rau khác. Các axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, các loại vitamin trong cần tây hỗ trợ tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Những người mắc bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết uống nước ép cần tây sẽ rất hiệu quả trong điều trị bệnh, do cần tây chứa nhiều magnesium và sắt. Các chất xơ trong cần tây giúp loại bỏ cholesterol trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch. Mỗi ngày uống một cốc nước ép cần tây sẽ giảm nguy cơ bệnh tật, thanh lọc cơ thể và giữ cân nặng trong tầm kiểm soát. Cùng “Tối nay ăn gì” tham khảo cách làm nước ép cần tây nhé! 

Nguyên liệu làm nước ép cần tây cho 1 người uống:

- 200g cần tây

- 100ml nước lọc
Cách làm nước ép cần tây cho 1 người uống:
1 Sơ chế nguyên liệu:

Cần tây rửa sạch, thái khúc.


2 Các bước thực hiện:

Bỏ vào máy ép ép lấy nước.



Đổ nước cần tây vào cốc, cho thêm một chút nước lọc vào rồi thưởng thức.





Thành phẩm:


Lưu ý khi làm nước ép cần tây cho 1 người uống:

Chọn cần tây tươi, lá to đều không bị giập úa

Nếu bạn mới uống nước ép cần tây thì có thể bạn sẽ rất khó uống vì vị đặc trưng hơi hắc của cần tây. Để xử lý vấn đề này chúng tôi khuyên bạn nên cho một vài thìa mật ong vào thì cốc nước ép của bạn sẽ dễ uống hơn rất nhiều.

Nước ép cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp thải độc hiệu quả, giảm cân tiêu mỡ. Uống mỗi ly nước ép cần tây mỗi ngày sẽ giúp bạn có vóc dáng thon gọn bất ngờ đấy nhé!

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Lợi hại khi giảm cân bằng rau cần tây

Cần tây chứa nhiều chất xơ, đem lại cảm giác no mà không có nhiều calo nên thích hợp cho việc giảm cân nhưng có thể làm đen sạm da do dễ hấp thụ ánh nắng. 

Yun Wuxin, Tiến sĩ nghiên cứu thực phẩm chuyên ngành Nông nghiệp và Sinh vật, Đại học Purdure, Mỹ cho biết, có nhiều phụ nữ đến nhờ tư vấn: “Thức ăn nào thực sự giúp giảm cân?”. Câu trả lời của ông thường khiến họ thất vọng: “Không loại thức ăn nào có thể giảm được cân. Chỉ có loại thức ăn làm giảm lượng calo bạn ăn vào, từ đó trợ giúp nhất định cho việc giảm cân”.
Trong sách Thực phẩm, con dao hai lưỡi Yun Wuxin khuyên, các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ là sự lựa chọn tương đối tốt cho người muốn giảm cân. Một trong số loại rau được phụ nữ phương Tây ưa chuộng để giảm cân đó là cần tây. Tuy nhiên phụ nữ châu Á lại không thích cần tây vì lo lắng trong rau này có chứa hợp chất nhạy cảm quang học khi ăn vào sẽ làm da đen sạm đi.
Nghiên cứu cho thấy trong cần tây có chứa nhiều nước, khoảng 1/3 là chất xơ. Chất xơ sau khi vào trong dạ dày và ruột không thể tiêu hóa, chỉ cung cấp cảm giác “no” chứ không cung cấp calo. Do đó có lợi cho việc giảm cân. Về phương diện này, hiệu quả của cần tây còn cao hơn cả những rau xanh và trái cây tốt thường thấy như cà chua, táo, súp lơ xanh, cải bắp…
Tuy nhiên, rau cần thực sự chứa hợp chất nhạy cảm quang học. Để chống lại sự tấn công của sâu bệnh, cần tây đã sản sinh ra một loại chất gọi là furanocoumarins, trong đó có psoralen. Đó là một chất phân tử nhỏ, có thể tác dụng trực tiếp vào da hoặc phát huy tác dụng khi hấp thụ vào cơ thể.
Thông thường, tia tử ngoại có thể gây tổn thương cho tế bào, song một số bệnh về da được chữa trị nhờ chiếu xạ tia cực tím. Chẳng hạn bệnh chàm tổ đỉa, vảy nến, lang ben. Trong khi chất psoralen có thể tăng rõ rệt độ nhạy cảm của da đối với tia cực tím, nên nếu ăn hay bôi lên vị trí cần điều trị trước khi chiếu xạ  có thể nâng cao hiệu quả trị liệu.
Phụ nữ phương Đông thường ưa thích làn da trắng nõn nà, phụ nữ Tây lại coi da nâu sạm mới khỏe đẹp. Vì vậy, ở Mỹ luôn có thể thấy các cửa hiệu “Tan Bar”, tức là làm sạm da bằng cách chiếu ánh sáng nhân tạo. Chất psoralen một thời từng được dùng để làm sạm da, mãi đến năm 1996 nó mới bị cấm sử dụng vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Do trong rau cần tây có chứa psoralen, cho nên các chuyên gia nói rằng “rau cần tây sẽ dẫn đến sạm da” cũng có thể xem là có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như vậy, thực tế tất cả các chất tốt hay xấu đều phải cân nhắc lượng dùng chính xác mới có ý nghĩa. Trước tiên, để làm tổn hại đến làn da, cần cần phải dùng bao nhiêu psoralen (hay furanocoumarins). Người ta đã làm thí nghiệm quy mô nhỏ: Cho một số tình nguyện viên ăn rau cần tây hoặc furanocoumarins rồi đo hàm lượng của các hợp chất nhạy cảm quang học chủ yếu trong máu, đồng thời chiếu xạ tia cực tím. Sau đó đánh giá tình hình tổn thương của da. Kết qua cho thấy ăn những rau nhạy cảm với quang học như cần tây theo cách thông thường không gây hại.
Theo ông Yun, một ngày ăn vài trăm gam rau cần không gây hại nhưng cũng không cách xa “hàm lượng có hại”. Nhìn chung, hàm lượng trong rau cần tây bình thường khá thấp, nhưng trong rau cần bị bệnh có thể tăng cao gấp 10-20 lần bởi loại rau bị sâu bệnh tấn công nhiều thì hàm lượng hợp chất nhạy cảm quang học chứa trong nó có thể rất cao. Riêng những người có thể chất mẫn cảm, không nên ăn nhiều cần tây.
Mặt khác, với những loại rau xanh có chứa hợp chất nhạy cảm quang học, việc tiếp xúc trực tiếp với da càng làm tăng độ mẫn cảm hơn so với ăn uống. Các vấn đề về da gặp phải khi ăn rau cần tây không nhiều, nhưng trường hợp người trồng và bán rau cần tây bị bệnh viêm da ánh sáng thực vật được ghi nhận rất nhiều. Có một năm, 11 công nhân thu hoạch rau cần tây ở miền Nam Israel xuất hiện triệu chứng này. Kết quả điều tra cho thấy, do công nhân thu hoạch rau cần tây vào ngày trời nắng nóng nên mới bị viêm da, trong khi hàm lượng furanocoumarins trong rau cần tây ở miền Nam Israel năm đó cao hơn gấp hai lần miền Bắc.
So với bệnh viêm da ánh sáng thực vật cấp tính, hiện tượng “da trở nên đen” là phản ứng rất nhẹ. Điều mà phụ nữ cần chú ý là: Rau cần tây hay hợp chất nhạy cảm quang học có trong rau cần tây không làm cho da đen đi, mà thứ làm cho da đen hay dẫn đến viêm da là tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Vì vậy, nếu tránh được ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu vào, thì làn da nhạy cảm cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Còn dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, dù ăn rau cần tay hay không thì da cũng vẫn bị tổn thương.
Thực tế không có thực phẩm nào là hoàn mỹ, chất xơ trong rau cần rất tốt cho sức khỏe, nhưng hợp chất nhạy cảm quang học lại không tốt. Như vậy rốt cuộc có nên ăn rau cần tây hay không? Người quyết định sẽ là bạn. Có người nói: “Vậy tôi chỉ ăn rau cần tay vào buổi tối hoặc ngày mưa là được phải không?” Câu trả lời của tiến sĩ Yun là: “Có cần thiết phải làm như vậy hay không tạm thời không bàn đến. Làm như vậy đương nhiên cũng không có gì là không tốt, không tốn tiền và cũng không đem lại điều gì bất tiện.”
"Cần tây khiến người ta trở nên vui vẻ khi gầy đi, nhưng cũng sẽ lo lắng về vấn đề da trở nên đen sạm. Vì thế nó không phải là lựa chọn ưu tiên của những phụ nữ thời thượng", ông lưu ý

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Tác dụng không ngờ của rau cần tây

Cần tây mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao
Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính.
Vì rất giàu các chất có hiệu lực nên cần tây còn có một tên gọi khác là celery, theo nghĩa Latin là “tác động nhanh”.

Song rất may là trong các loại rau sử dụng ăn hằng ngày lại rất giàu dược tính nên còn là thuốc chữa bệnh như rau cần tây chẳng hạn.
Những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây. Không cất giữ rau cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần vì chất furanocoumarin trong cần tây sẽ tăng gấp 25 lần, có thể gây ung thư. Rau cần tuy giúp giữ vững phong độ của các đấng mày râu nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hiệu quả ngược lại sự mong muốn.
Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid. Ngoài những khoáng tố, sinh tố và chất dinh dưỡng, cần tây còn chứa một tỉ lệ lớn chất kích thích tố và tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng và mạnh mẽ. Hạt rau giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích sự bài tiết, làm tăng lượng nước tiểu và đặc biệt là làm gia tăng sự ham muốn tình dục.
Vì rất giàu các chất có hiệu lực nên cần tây còn có một tên gọi khác là celery, theo nghĩa Latin là “tác động nhanh”.

Trị chứng huyết áp cao: Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

Cách dùng: rau cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định. Hoặc, dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.

Bổ thận, hạ huyết áp: Rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày.

Chữa mỡ trong máu cao: cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.
Công dụng của cần tây: phòng chống ung thư, ổn định thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm khớp, chống sưng, hạ huyết áp, loại bỏ sỏi thận, phòng chống lắng canxi, duy trì não bộ khỏe mạnh.

Trị bệnh gút (gout): Sự có mặt của chất kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gút.

Bệnh đường hô hấp: Hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.

Ngừa sỏi thận: Ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa: Cách bào chế và dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 - 7 ngày nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.

Chữa mất ngủ: Lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.

Giúp xương chắc khỏe mạnh: Loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê - rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.

Làm lợi tiểu: hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.
nước ép cần tây

Nước ép cần tây


Trị táo bón: từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.
Chữa vàng da: xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Chữa bệnh viêm gan mạn:
dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng.

Chữa cảm cúm: ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào...

Chữa trị viêm miệng, họng: cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi.